Nguyên lý 80/20: ưu tiên của bạn là gì ?

Bạn muốn tập trung hơn vào cuộc sống, điều gì đó ? Bạn có quá nhiều thứ phải lo, có nhiều lựa chọn mà không biết bắt đầu từ đâu, ko biết cái nào là quan trọng ? Công việc, bạn bè, gia đình, … làm bạn mệt mỏi ? Hẳn ai cũng đã từng trải qua những điều trên. Và chính mình cũng vậy. Sẽ có một nguyên lý sẽ giúp bạn trong trường hợp này, đó chính là …nguyên lý 80/20.

Chung quy lại, những câu hỏi trên đều đến từ hai chữ: “lựa chọn”. Và với mỗi lựa chọn, mọi người đều muốn có thành công, có niềm vui với nó.

Người ta cũng hay nói, cuộc sống là ” những lựa chọn”. Nhưng chọn những gì nhỉ, chọn như thế nào mà để ta vẫn có thể có thành công, niềm vui trong cuộc sống thì không phải ai cũng biết ?

Bài viết sẽ đi vào nói về lịch sử của nguyên lý 80/20, những ứng dụng, bài học. Và đặc biệt những bạn nào là Android developer hãy đọc hết để có thêm những kiến thức, kinh nghiệm hay nhé 😀

I. Lịch sử

Vào thế kỉ 19, Vilfredo Pareto, một nhà kinh tế học người Italia, trong khi đang nghiên cứu về sự phân bố tài sản và thu nhập tại nước Ý, đã phát hiện ra: phần lớn diện tích đất đai và thu nhập được kiểm soát bởi một lượng nhỏ số người trong xã hội.

Sự phát hiện đó là: 80% của cải và thu nhập do 20% dân số kiểm soát.

 Và trong vườn của ông, sau nhiều năm trồng đậu Hà Lan, 80% hạt đậu mà ông thu hoạch được cho ra từ 20% cây đậu Hà Lan ông trồng.

Ông cũng cùng hàng loạt nhà nghiên cứu thu thập thêm trong kinh doanh, kinh tế, xã hội cũng ra được những con số xấp xỉ 80/20:

  • 80% các vụ phạm tội gây ra bởi 20% tội phạm
  • 80% các vụ tai nạn được tạo ra bởi 20% số người lưu thông trên đường
  • 80% lưu lượng xe cộ hàng ngày được 20% tuyến đường chiếm
  • 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng
80/20  80% ... đến từ 20% ...
80% … đến từ 20% …

Từ đó ta đưa ra điều tổng quát như sau:

80% output (đầu ra, thành quả, hậu quả) là từ 20% input (đầu vào, đóng góp, hành động)

Nguyên lý này đã được chứng thực, rút ra từ những nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực trong thực tế. Vậy chúng ta có thể áp dụng được gì từ nguyên lý này ? Ở phần tiếp theo mình xin đưa ra bài học rút ra được, và những gì ta có thể làm nhé !!!

II. Ứng dụng

1. Bài học rút ra

Hẳn ai cũng muốn thành công, muốn có những niềm vui trong cuộc sống phải không nào ? Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian, sức lực để làm tất cả mọi thứ bạn muốn.

Mình luôn có một list dài những việc cần làm, những dự định, kế hoạch: học thêm kiến thức lập trình, Tiếng Anh, tự phát triển app riêng, đọc thêm sách, viết blog, làm papercraft, … Hiển nhiên mình muốn làm được hết chúng. Tuy nhiên thực sự trong một ngày, hoặc vài ngày mình chẳng thể làm được hết chúng cùng lúc.

80/20 List việc mà chẳng làm được hết :(
List việc mà chẳng làm được hết 🙁

Hôm thì quá hăng say học kiến thức mà không học thêm Tiếng Anh, hôm thì viết blog mà không đọc thêm sách, … Và mình cứ mãi tự dằn vặt mình rằng tại sao không hoàn thành được việc này, việc kia ? Mình cần làm gì lúc này, muốn gì nhỉ ? Mà không nhận ra rằng mỗi việc, mỗi kế hoạch sẽ mang lại niềm vui, thành công cho mình ở từng thời điểm, thời gian khác nhau 🙁

Và bài học mình rút ra sau khi đọc thêm nhiều về nguyên lý 80/20 như sau:

Đơn giản thôi, đó là … bạn nên tìm ra những điều … quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất. Những điều mà bạn cần tập trung, hướng tới (có thể) trong … rất rất nhiều việc của bạn (20%) sẽ mang lại phần lớn thành công, niềm vui cho bạn (80%).

80/20 Điều gì là quan trọng với bạn ?
Điều gì là quan trọng với bạn ?

Bài học chỉ … đơn giản vậy thôi 😀 Nhưng nghe vẫn chưa rõ ràng lắm, mang tính lý thuyết quá 🙁 Lý thuyết suông mà để làm gì ?

Vậy nên phần tiếp theo mình sẽ đưa ra những ứng dụng trong thực tế và những điều mình đã làm nhé. Let’s go !!!

2. Sử dụng

a. Nghiên cứu và học tập, công việc

Bạn hãy ” Tìm ra 20% thời gian trong ngày mà mình làm việc hiệu quả nhất, đem lại 80% thành quả”” hoàn cảnh, chu trình làm việc đó rồi mô phỏng lại”.

Mình sẽ đưa ra ví dụ về điều mình đã làm, theo …nguyên lý 80/20.

Mình có 24h/ngày => 20% là 4.8h. Và với mình thời gian hiệu quả nhất là buổi sáng: 8h – 11h (3h) và chiều 1h-3h (2h) – làm tròn chút : ))

Hoàn cảnh, tru trình

  1. Mình hay check hết những gì có thể check: mail, chatwork, skype, tool quản lý task dự án, … xem qua 1 lượt xem có việc gì không trước. Để đảm bảo có task mới, thông báo, … thì ko bị bỏ lỡ và gấp thì sẽ làm luôn. Đây cũng là cách loại bỏ trước một số thứ có thể làm bạn sao nhãng trong công việc. Sau đó bạn có thể tập trung hơn vào những việc quan trọng trong ngày.
  2. Ok, sau đó sáng có thể mình sẽ làm cốc milo, hoặc nestle (tùy bạn), chiều ngủ dậy mình cũng như vậy. Mục đích là cung cấp năng lượng cho bạn để làm việc.
  3. Bắt đầu vào việc, mình hay vừa làm vừa nghe nhạc, nhưng tầm 10 – 20 phút thôi. Thường là nhạc baroque, ghibli hoặc nhạc vui vẻ, … để tạo cảm hứng. Bởi nghe nhạc cũng là một cách giúp bạn tăng khả năng tập trung mà 😀
  4. Mình làm việc theo … nguyên tắc pomodoro. Đơn giản là cứ làm 25 phút, nghỉ 5 phút. Làm được 2h thì nghỉ 15 phút. Bạn có thể đọc thêm ở đây nhé !!
80/20 Nguyên tắc pomodoro - quả cà chua
Nguyên tắc pomodoro – quả cà chua
  1. Làm việc mình hay uống nước để cơ thể thoải mái. Tầm 2 tiếng thì đi loanh quanh, ra ngoài cho cơ thể thoải mái.

Đó, chỉ “đơn giản vậy thôi”. Lịch trình này giúp mình tập trung hơn, đạt được hiệu quả trong công việc hơn. Cũng tiết kiệm được thời gian hơn vì trí óc đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp công việc được hoàn thành nhanh, chất lượng hơn.

Lịch trình làm việc trong ngày của bạn như thế nào ? Chia sẻ lại với mình nhé 😀

Rất nhiều đầu sách hay tại Shopee smart book đang chờ bạn

b. Đồ đạc

Bạn có quá nhiều đồ: quần áo, giày dép, sách vở, đồ kỉ niệm cũ…? Phòng bạn bừa bộn ? Bạn không biết phải mặc gì, mang gì đi làm, đi học ? Những gì là cần thiết cho cuộc sống của bạn ?

Theo nguyên lý 80/20, ta suy ra: 20% đồ đạc hằng ngày chiếm tới 80% lượt sử dụng của bạn. Và từ đó điều ta có thể làm là ???

Như đã nói ở phần About me, mình là fan của Chủ nghĩa tối giản. Chủ nghĩa tối giản đề cao việc bớt đi đồ đạc, vật chất, tối giản lựa chọn, suy nghĩ … và nhiều điều khác. Nó giúp bạn tìm ra những gì là thật cần trong bao đồ của bạn, những gì là quan trọng nhất trong bao điều của bạn.

Tìm ra nhưng để làm gì ? Ít đồ hơn giúp bạn dễ lựa chọn hơn, giúp không gian thoáng đãng, thoải mái hơn. Ít thứ phải lựa chọn hơn giúp bạn tối đa những lựa chọn, tiết kiệm được thời gian, … và … còn nhiều điều khác nữa.

Đây là một chủ đề lớn, vậy nên mình sẽ dành viết ở một bài khác nhé – khả năng ở trong mục Sách ^.^ Mình học được nhiều về “Chủ nghĩa tối giản” từ cuốn “Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản”. Nguyên lý 80/20 cũng là một phần trong đó.

80/20 Một cuốn sách "phải đọc" về Chủ nghĩa tối giản
Một cuốn sách “phải đọc” về Chủ nghĩa tối giản
Bạn có thể mua tại Shopee

c. Cuộc sống kinh doanh

 Việc cần làm: xác định nhóm 20% khách hàng đem lại … 80% lợi nhuận cho công ty.

Từ đó, thay vì đi chăm sóc tất cả khách hàng một cách dàn trải, doanh nghiệp có thể đi xác định 20% khách hàng tiềm năng nhất. Tìm hiểu họ thích gì, nhu cầu là gì, cần làm gì để họ tiếp tục ủng hộ doanh nghiệp. Và như vậy 20% đó sẽ ngày càng mang lại nhiều giá trị cho công ty.

80/20 80% đến từ 20%
80% đến từ 20%

d. Xã hội

Các quan hệ xã hội thường phức tạp, khó có thể đong đếm. Chưa kể không có một cơ sở dữ liệu nào có thể so sánh giữa input output. Tuy nhiên 80/20 sẽ giúp bạn … nhìn nhận rõ hơn về các quan hệ của mình và … đặt ưu tiên cho những mối quan hệ tích cực nhất.

Hãy ngẫm lại xem, có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng, 20% số bạn bè, người quen của bạn đem đến cho bạn … 80% niềm vui và sự hài lòng.

Họ quan tâm đến bạn, nói chuyện nhiều với bạn hơn, muốn tiếp nối câu chuyện với bạn hơn. Họ chủ động tương tác, hỏi han, chia sẻ nhiều với bạn. Bạn thấy vui, cảm nhận được năng lượng tích cực từ họ. Bạn có … cảm nhận được những điều này không ???

Từ đó bạn hãy gặp những người đó, dành nhiều thời gian hơn với họ, quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với họ nhé 😀

80/20 Niềm vui
Niềm vui 😀

Tuy nhiên, như đã nói, các quan hệ xã hội thường phức tạp, khó đong đếm. Nhưng 80/20 cũng là một tham chiếu tốt để các bạn nhìn lại các mối quan hệ của mình. Nếu bạn thấy mình có quá nhiều mối quan hệ, bị bao vây bởi những suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ phải chiều lòng tất cả mọi người thì đây là nguyên lý bạn nên thử.

 "tối giản"
Sách cũng sẽ giúp bạn “tối giản” những mối quan hệ của mình

Còn nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, các bạn có thể đọc những điều trên rồi suy ra tương tự nhé 😀

III. Những gì mình học được

Hãy tập trung vào những kiến thức giúp ích cho công việc. Và vì kiến thức là vô hạn, nên 20% của nó thì … chả biết là bao nhiêu 🙁

Tuy nhiên bạn vẫn có thể tập trung vào những kiến thức quan trọng, cần thiết mà dự án rất hay dùng. Mình là một developer, sâu hơn là về Android nên những kiến thức mình thấy quan trọng là:

  • Cơ bản trong java, kotlin thì đó là vòng lặp, điều kiện, kiểu dữ liệu, mảng, vào ra file, hướng đối tượng, luồng, …
  • Với Android thì những kiến thức cơ bản về activity, fragment, service, view, layout, đặt tên class, method, … là cần phải nắm chắc. Bạn cũng cần phải hiểu rõ về Android Studio: phím tắt, những chức năng, những cập nhật sau mỗi phiên bản. Tin mình đi, những điều này có thể tuy là nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng đó
  • Sau đó nâng cao hơn theo mình là những cái sau, có gì các bạn cũng góp ý kiến để hoàn thiện nhé:
  • Mô hình phần mềm: đó là MVVM, MVP hay MVC
  • Kết nối với mạng: đó là Retrofit (thấy nhiều là retrofit) hay Volley. Converter sử dụng là GSON, Moshi, Jackson ? Call factory sử dụng là Rx, LiveData, Call, Guava, … ?
  • Dự án thường viết base: nên bạn phải hiểu rõ vòng đời của activity, fragment.
  • Lưu trữ: shareprence, room, sqlite, bộ nhớ trong, ngoài.
  • Dependency injection cũng rất hay được sử dụng: bạn sẽ xem đó là Koin – cho Kotlin hay Dagger.
  • Bind view như Butterknife, synthetic extension trong kotlin.
  • Ngôn ngữ sử dụng: kotlin hay java. Kotlin thì hay và rất hay, lạ. Bạn nào dùng nhiều có thể mê luôn và dễ sẽ không quay lại java – quay lại sợ còn chả nhớ gì :v
  • Reactive programming như RxJava, RxAndroid
  • Xử lý đa luồng với Handler, Thread, Asyntask
  • Đặc biệt là các thư viện trong Android Jetpack: LiveData, ViewModel, Navigation component, … đang dần được sử dụng rất nhiều.

Tạm kết

Nguyên lý 80/20 thật sự rất hữu ích. Đơn giản … tìm ra được 80% thành công, niềm vui của bạn đến từ … 20% input, hành động nào có thể giúp bạn:

  • Nhìn ra các vấn đề còn tồn tại
  • Định hướng cần tập trung cho tương lai
  • Giành lại kiểm soát cuộc sống

Và quan trọng nhất là thành công hơn, có niềm vui trong cuộc sống.

Hãy đọc, cảm nhận, để lại comment và thử làm theo nguyên lý 80/20 nhé 😀

Cảm ơn các bạn đã đọc những chia sẻ của mình :3 Có comment nào các bạn cứ để lại ở phía dưới nhé. Mong được sự đóng góp từ các bạn.

Một cuốn sách nữa về chủ nghĩa tối giản mà mình cũng đang đọc. Hãy đọc và cảm nhận nhé. Sống “tối giản” sẽ giúp bạn trở thành con người “tối ưu” đó ^.^

80/20 Lối sống tối giản của người Nhật
Bạn có thể mua tại Shopee smart book

Mình thích đọc sách. Cũng hay dạo các hội sách, cửa hàng sách, tiki xem có sách gì hay không. Dạo quanh Tiki cũng thấy có mấy quyển hay về nguyên lý 80/20 của tác giả Richard Koch. Mình để link lại ở dưới cho các bạn tham khảo nhé. 80% thành công đến từ 20% nỗ lực, cố gắng phải ko nào 😀

con người 80/20
Con người 80/20 tại Shopee smart book
sống theo 80/20
Sống theo 80/20 tại Shopee smart book

8 thoughts on “Nguyên lý 80/20: ưu tiên của bạn là gì ?”

  1. cảm ơn bạn! Bài viết khá hay! Chúc bạn ra nhiều bài viết review các cuốn sách về kinh doanh và làm giàu hay hơn nhé!

Để lại comment